Nhổ răng nha khoa an toàn nhất bằng phương pháp hiện đại
Bệnh nhân khi tiến hành nhổ răng khôn phải nghỉ bao lâu mới hồi phục sức khỏe cũng như vết thương của mình. Chế độ ăn uống, chăm sóc răng cũng như quy trình tiến hành nhổ bỏ răng khôn có tác động lớn đến thời gian lành thương sau khi nhổ răng khôn của bạn!
Cách gọi tên răng khôn hàm dưới bên phải là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 được đặt tên theo đúng thứ tự số 18, 28, 38, 48; trong đó cách gọi tên răng khôn hàm dưới bên phải còn được biết đến là răng 48 và chiếc răng này có nguy cơ gây nên rất nhiều những biến chứng khác nhau cho bệnh nhân khi chúng bắt đầu xé nướu, mọc trên cung hàm. Chúng ta thường mọc răng khôn trong độ tuổi từ 17 tuổi đến 25 tuổi hoặc hơn tùy theo từng cơ địa khác nhau; khi mọc răng khôn bạn có thể gặp phải tình trạng sưng tấy hoặc đau nhức rất khó chịu.
Một số người có răng khôn số 48 mọc với hình thái răng rất to, chân răng cong, chân răng dùi trống, hay những biến chứng nang quanh răng, viêm nhiễm gây không ít khó khăn cho các bác sĩ khi nhổ bỏ răng. Bạn nên đồng hành cùng bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao trong nhổ bỏ chiếc răng này nhằm hạn chế gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy trình và thời gian lành thương sau nhổ răng khôn
Thời gian lành thương sau khi loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm răng tùy thuộc theo từng cơ địa khác nhau của bệnh nhân cũng như có sự phụ thuộc vào phương pháp được lựa chọn để nhổ răng khôn. Tuy nhiên nếu tiến hành đúng quy trình nhổ răng khôn sau đây bởi bác sĩ nha khoa giỏi thì thời gian lành thương sẽ càng nhanh chóng hơn:
Nha khoa Nhân Tâm nhổ răng không đau nhức
- Bước 1: Kiểm tra răng miệng nhằm xem xét bệnh nhân có mắc bệnh gì hay không và chẩn đoán hình ảnh bằng hệ thống chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật CT Conebeam mang đến sự chính xác liên quan đến tình trạng răng của răng, bao gồm nguyên nhân gây khiếm khuyết, sự tương quan với các răng kế cận, khoảng cách từ chóp răng đến dây thần kinh,… Có kết quả thăm khám bệnh nhân sẽ được bác sĩ nha khoa tiến hành phân tích và đưa ra lời khuyên thích hợp về phương pháp nhổ bỏ răng khôn.
- Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn răng hàm, khoang miệng, vệ sinh cho dụng cụ nhổ răng chất lượng, kỹ lưỡng trước khi thực hiện nhổ răng khôn để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, loại bỏ lây nhiễm chéo trong quá trình tiến hành nhổ răng.
- Bước 3: Gây tê tại chỗ theo đúng chỉ định của chuyên gia y tế, thuốc gây tê phải có liều lượng thích hợp với từng cơ địa bệnh nhân khác nhau. Khi tiến hành việc gây tê bệnh nhân hoàn toàn thoải mái và không có cảm giác đau hay bất kỳ khó chịu nào.
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng khôn theo liệu trình được bệnh nhân đồng ý thực hiện cũng như đảm bảo sự hiện đại, chính xác cho từng phương pháp nhổ răng khác nhau cho từng loại dụng cụ được sử dụng để nhổ bỏ răng khôn.
- Bước 5: Hướng dẫn bệnh nhân nhổ răng khôn những cách chăm sóc răng miệng, ăn uống và hẹn lịch tái khám cho người bệnh.
Nhổ răng khôn phải nghỉ bao lâu? Ăn gì thì tốt?
Thời gian nghỉ ngơi sau khi nhổ bỏ răng khôn phụ thuộc theo tính chất công việc của mỗi người bệnh nhân. Tuy nhiên ăn uống khoa học là cách để giúp bạn nhanh chóng phục hồi và đảm bảo hiệu quả lành thương sau khi nhổ răng khôn:
Ăn uống cẩn thận sau khi nhổ bỏ răng khôn
- Cháo, súp: Thức ăn này có tính chất mềm, không cần nhai nhiều nên mang đến tác dụng tránh được các tổn thương tới vết thương, từ đó hỗ trợ vết thương nhanh chóng lành lại hơn.
- Rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh và trái cây vẫn luôn là câu trả lời đúng trong mọi tình huống khi chưa biết sau khi nhổ răng khôn ăn gì . Vitamin và các loại khoáng chất có trong thành phần thức ăn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giúp vết thương nhanh lành.
- Nước tinh khiết và sinh tố: Nước ép dâu tây, sữa chua, sữa đậu nành là thức uống nên sử dụng sau khi nhổ răng khôn vì nó thúc đẩy nhanh chóng hiệu quả lành thương, giảm đau.